Trường hợp 01: Doanh nghiệp thực hiện góp vốn vào doanh nghiệp khác
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 222/2013/NĐ-CP :
“Điều 6. Giao dịch tài chính của doanh nghiệp
1. Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp.”
Và căn cứ theo quy định tại Khoản1, Khoản 2 Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTC:
“Điều 3. Hình thức thanh toán trong giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác
1. Các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.
2. Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:
a) Thanh toán bằng Séc;
b) Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
c) Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.”
Vì vậy, đối với các giao dịch góp vốn của doanh nghiệp vào doanh nghiệp khác, doanh nghiệp phải thực hiện chuyển khoản mà không được thanh toán bằng tiền mặt.
Trường hợp 02: Cá nhân thực hiện góp vốn vào doanh nghiệp khác
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 222/2013/NĐ-CP và Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTC chỉ quy định doanh nghiệp không được góp vốn vào doanh nghiệp khác mà không có quy định bắt buộc cá nhân góp vốn phải qua tài khoản ngân hàng.
Vì vậy, khi một cá nhân thực hiện góp vốn vào doanh nghiệp, có thể lựa chọn góp vốn bằng tiền mặt hoặc góp vốn qua tài khoản ngân hàng.
Hi vọng bài viết bên trên mà Hà Tâm đã soạn hi vọng sẽ giúp được các bạn nắm bắt rõ ràng hơn khi quyết định góp vốn.
Đại Lý Cung Cấp Hóa Đơn Điện Tử Chữ Ký Số
Dịch Vụ Quyết Toán Thuế Thu Nhập Cá Nhân