Trong năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị Định 15/2022/NĐ-CP quy định chính sách miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp.
Trong giai đoạn từ 01/07/2023 đến 31/12/2023 các doanh nghiệp lại được tiếp tục được áp dụng chính sách miễn, giảm thuế GTGT theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP.
Việc áp dụng mức thuế suất 8% hay 10%, giữa 0% hay không chịu thuế là lằn ranh giới mà kế toán giữa các doanh nghiệp vẫn còn nhiều tranh cãi và khả năng áp dụng sai mức thuế suất rất dễ xảy ra.
Đối với các doanh nghiệp phát hành hàng trăm hàng nghìn hóa đơn mỗi ngày, chắc chắn việc sai thuế suất sẽ khiến doanh nghiệp lúng túng trong quá trình xử lý, nếu như phải điều chỉnh/thay thế từng tờ.
Trước tình hình riêng và cũng như tình hình chung mà nhiều doanh nghiệp đang vướng mắc.
Cụ thể như sau:
– Doanh nghiệp phải lập HĐĐT điều chỉnh hoặc lập HĐĐT mới thay thế theo quy định tại Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
– Doanh nghiệp có thể lập chung 01 hóa đơn để điều chỉnh hoặc thay thế cho nhiều hóa đơn có sai sót của cùng người mua hàng.
– Tuy nhiên, tại nội dung “tên hàng hóa, dịch vụ” cần liệt kê cụ thể ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn, ngày tháng năm của tất cả các hóa đơn bị điều chỉnh hoặc thay thế (thể hiện bằng dòng chữ “điều chỉnh hoặc thay thế cho các hóa đơn: ký hiệu mẫu số…, ký hiệu hóa đơn…, số hóa đơn…, ngày… tháng… năm).
Trong năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị Định 15/2022/NĐ-CP quy định chính sách miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp.
Trong giai đoạn từ 01/07/2023 đến 31/12/2023 các doanh nghiệp lại được tiếp tục được áp dụng chính sách miễn, giảm thuế GTGT theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP.
Việc áp dụng mức thuế suất 8% hay 10%, giữa 0% hay không chịu thuế là lằn ranh giới mà kế toán giữa các doanh nghiệp vẫn còn nhiều tranh cãi và khả năng áp dụng sai mức thuế suất rất dễ xảy ra.
Đối với các doanh nghiệp phát hành hàng trăm hàng nghìn hóa đơn mỗi ngày, chắc chắn việc sai thuế suất sẽ khiến doanh nghiệp lúng túng trong quá trình xử lý, nếu như phải điều chỉnh/thay thế từng tờ.
Trước tình hình riêng và cũng như tình hình chung mà nhiều doanh nghiệp đang vướng mắc.
Mới đây Tổng cục Thuế có Công văn số 2897/TCT-CS ngày 12/7/2023 trả lời cho Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc đã chi tiết cách xử lý
Cụ thể như sau:
– Doanh nghiệp phải lập HĐĐT điều chỉnh hoặc lập HĐĐT mới thay thế theo quy định tại Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
– Doanh nghiệp có thể lập chung 01 hóa đơn để điều chỉnh hoặc thay thế cho nhiều hóa đơn có sai sót của cùng người mua hàng.
– Tại nội dung “tên hàng hóa, dịch vụ” cần liệt kê cụ thể ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn, ngày tháng năm của tất cả các hóa đơn bị điều chỉnh hoặc thay thế (thể hiện bằng dòng chữ “điều chỉnh hoặc thay thế cho các hóa đơn: ký hiệu mẫu số…, ký hiệu hóa đơn…, số hóa đơn…, ngày… tháng… năm).
Tuy nhiên, theo Nghị định 123/2020 và Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định 01 hóa đơn điện tử điều chỉnh cho 01 hóa đơn điện tử đã lập, chưa có ứng dụng lập 01 hóa đơn để điều chỉnh cho nhiều hóa đơn sai sót.
Hóa đơn điều chỉnh phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm” – đây là dòng chữ do phần mềm lập hóa đơn tự thiết lập theo thành phần dữ liệu áp dụng cho nghiệp vụ lập và gửi hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế.
Cho nên, công văn của Tổng cục thuế thì cho phép Doanh nghiệp có thể lập chung 01 hóa đơn để điều chỉnh hoặc thay thế cho nhiều hóa đơn có sai sót của cùng người mua hàng, nhưng tình trạng chung của phần mềm hóa đơn điện tử thì chưa làm được. Vì vậy, các doanh nghiệp vẫn xử lý như cũ theo quy định 01 hóa đơn điện tử điều chỉnh cho 01 hóa đơn điện tử đã lập và tiếp tục chờ hướng dẫn mới từ Tổng cục thuế.
Đại lý thuế Hà Tâm tổng hợp để bạn đọc tham khảo và xử lý khi cần.
Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kỳ trường hợp nào.
Đại Lý Cung Cấp Hóa Đơn Điện Tử Chữ Ký Số
Dịch Vụ Quyết Toán Thuế Thu Nhập Cá Nhân